THIẾT KẾ BỂ TỰ HOẠI

         Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương giới thiệu phương pháp tính toán bể tự hoại để các bạn tham khảo:

        Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Hiệu quả xử lý 60 – 65%. Dưới đây là tính toán cho bể tự hoại ba ngăn.

        Bể có 3 ngăn, nước thải trước tiên đi qua ngăn thứ nhất, phần lớn các cặn sẽ được lắng xuống và phân huỷ kỵ khí, sau đó nước thải qua ngăn lắng thứ 2, tại đây các cặn lơ lửng tiếp tục phân huỷ kỵ khí. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải qua ngăn thứ 3 vẫn còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ do đó cần phải lưu thêm thời gian để phân huỷ tiếp. 


bể tự hoại

Kết cấu bể tự hoại 2 ngăn

        Cặn lắng trong bể chừng 6 - 12 tháng cần hút bùn một lần. 
.       Tính toán thể tích cho bể tự hoại thông thường:
         -  Nhu cầu nước thải:    40 - 60 lít/ người) 


Clearwater 1-4 người thấp hồ sơ Septic Tank
Bể tự hoại bằng composite

         − Thể tích phần chứa nước Wn = K x Q 
               + K: hệ số lưu lượng, k= 2,5 
               + Q: lưu lượng nước thải sinh hoạt
         - Thể tích phần bùn: Wb = ( a* N * t *(100-P1)* 0,7 * 1,2 )/1000*(100- P2) 
          Trong đó: 
            + a : Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, thường 0,4 ÷0,5 l/ ngày đêm 
            + N : Số người sử dụng bể phốt
            + t : Thời gian tích luỹ cặn trong bể tự hoại, t=90-180 ngày ( chọn 180 ngày) 
            +0,7 : Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy 
            +1,2 : Hệ số tính đến 20% cặn được dữ trong bể đã bị phân hủy.
            + P1 : độ ẩm của cặn tươi, P1=95% 
            + P2 : độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2= 90%